19 năm công tác ngành Văn hóa, 6 năm công tác ở UBND huyện, 17 năm công tác ngành Tuyên giáo và cũng từng ấy thời gian gắn bó với âm nhạc, Lâm Thanh Bình vẫn lặng lẽ góp cho đời như con ong chăm chỉ. Continue reading
Lâm Thanh Bình – Người cán bộ tuyên giáo nặng tình với âm nhạc
This entry was posted in Bài viết on .
“Những bản tình ca”- những bài ca bay qua năm tháng
This entry was posted in Bài viết on .
Nhân dịp 30.4, nhạc sĩ (NS) Lâm Thanh Bình (An Phú – An Giang) sẽ trình làng CD “Những bản tình ca” (NBTC). Đây là CD đầu tay của người được mệnh danh là NS của làng Chăm An Giang gồm 12 ca khúc với chất liệu âm nhạc rất phong phú, đa dạng: Có ca khúc mang chất liệu dân ca Nam bộ, dân ca đất nước Triệu Voi…., nhưng vượt lên trên hết, nổi bật hơn hết và tạo ra sự khác biệt so với các CD khác chính là những sáng tác trên nền chất liệu dân ca dân tộc Chăm.
Nhiều năm trực tiếp tham gia xây dựng phong trào văn nghệ trong cộng đồng người Chăm huyện Phú Châu (nay là thị xã Tân Châu và huyện An Phú- An Giang) đã giúp cho anh trở thành người Chăm trong âm nhạc: Am tường và yêu thích nhiều làn điệu dân ca dân tộc Chăm đến mức dễ dàng biến tấu, thổi hồn mới và đánh thức những quảng thức của tiếng trống Paranưng vươn cao, bay xa và lung linh dưới ánh đèn sân khấu.
“Những bản tình ca” là tập hợp những bài hát mang đậm tình yêu quê hương, đất nước và tình yêu đôi lứa đã được giới sáng tác thẩm định và người yêu âm nhạc đón nhận, nuôi dưỡng. Vì vậy, nhiều người gọi đó là những bài ca bay qua năm tháng, bay qua sự đào thải khắc nghiệt của thời gian… Đặc biệt, tác giả còn rất có “ý đồ” khi phân bố 12 ca khúc theo kết cấu “độc”: Mở đầu bằng chùm ca khúc viết về vầng trăng và kết thúc cũng bằng chùm ca khúc viết về vầng trăng…. Nhưng nếu mở đầu là vầng trăng khuyết với câu chuyện tình chia ly, xa lìa đầy kịch tính của chàng trai Karim và cô gái Nurira (chùm ca khúc “Karim và Nuirisa”, gồm “Vầng trăng”, “Trái táo” và “Chia xa”) thì kết thúc lại bằng chùm ca khúc “Mùa gió nhớ trăng”, gồm: “Mong chờ”, “Về thăm cô gái làng Chăm”… với hình ảnh vầng trăng tròn của chuyện tình hạnh phúc viên mãn… Có thể nói, CD kết thúc có hậu đầy tính nhân văn, nhân ái như chính tâm hồn tác giả. Sinh thời, nhạc sĩ Xuân Hồng nhiều lần khen những bản tình ca Chăm của Lâm Thanh Bình là “kinh điển” cho sáng tác âm nhạc người Chăm.
Có thể nói, Lâm Thanh Bình (SN 1958) là hiện tượng khá đặc biệt: Sáng tác khi chưa được đào tạo nhạc lý. Bằng kiến thức truyền miệng từ người cha, cộng với năng khiếu bẩm sinh, sau 2 năm tốt nghiệp cấp 3, anh đã có tác phẩm đầu tay “Ở hai dòng sông”. Bài hát nói về vùng đất Phú Châu quê anh giàu truyền thống cách mạng, đã nhanh chóng mang lại thành công khi được chọn làm tiết mục chủ đạo của đội văn nghệ huyện và đạt HCV tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh An Giang ngay trong năm.
Thành công sớm, nhưng giờ đây so với bạn bè, Lâm Thanh Bình thuộc diện sáng tác ít: Chỉ hơn 40 tác phẩm. “Nhưng bù lại sáng tác của anh được phổ biến khắp ĐBSCL và lan rộng ra cả nước. Đó là hạnh phúc lớn của người NS ”, NS Phạm Minh Tuấn – nguyên Phó Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ VN nhận xét.
- Lục Tùng -
LÂM THANH BÌNH – Người nhạc sĩ đa tài
This entry was posted in Bài viết on .
(Đăng trong Tạp chí Âm nhạc của Hội nhạc sĩ Việt Nam số 20/2011)
Nếu như Ninh Thuận có A Mư Nhân, nhạc sĩ rất nổi tiếng với những sáng tác về người Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận thì ở An Giang, một vùng đất ở phía Tây Nam tổ quốc cũng có một nhạc sĩ mà tên tuổi ông được giới làm nghệ thuật tỉnh nhà gọi là “Người Nhạc sĩ của làng Chăm” với những ca khúc như: “Roya yêu thương; Vầng Trăng,Trái táo, Chia xa” (trong tổ khúc Karim và Nirusa )… Đó chính là nhạc sĩ Thanh Bình, một người con của quê hương An Phú, An Giang. Continue reading
Đồng vọng trăm năm giữa mùa nước nổi
This entry was posted in Bài viết on .
Dù có sống gắn bó cả đời thì cũng chắc gì hiểu nổi văn hóa mùa nước nổi. Nó phóng khoáng, lồ lộ vậy, mà trải dài mấy trăm năm vẫn còn ươm giữ bao điều kỳ thú, bí ẩn. Chỉ riêng cái bản sắc văn hóa xung quanh búng Bình Thiên (còn gọi là hồ Nước Trời ở An Phú, An Giang) chỉ rộng có mấy trăm hecta mà hình như “đi hoài” cũng chưa hết. Continue reading